Cách tính thang điểm VAS đánh giá đau
Bị đau là lý do chính khiến bệnh nhân tìm đến bệnh viện. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể mô tả chính xác mức độ đau mà họ đang trải qua. Để bác sĩ có thể hiểu rõ được mức độ đau của bệnh nhân, ta có thể dựa vào thang điểm VAS (Visual Analogue Scale) . Đây được coi là một “thước đo” vô cùng hiệu quả, chính xác để phản ánh mức độ đau của bệnh nhân.
1. Thang điểm VAS là gì?
Thang điểm VAS là gì?
Thang điểm VAS (Visual Analog Scale) là một công cụ đo mức độ đau dựa trên phản ứng tâm lý thông qua thị giác. Thang điểm này gồm một đường thẳng dài 100mm, với một đầu là “không đau” và đầu kia là “đau không chịu đựng nổi”.
Bệnh nhân tự đánh dấu vị trí trên đường thẳng để biểu thị mức độ đau mà họ cảm nhận, được ghi lại bằng đơn vị mm. Ưu điểm của thang điểm VAS là cho phép đo lường cường độ đau một cách chi tiết, thay vì chia thành 10 mức riêng biệt như các phương pháp khác. Điểm số trên thang này phản ánh chính xác mức độ đau, với điểm số gấp đôi biểu thị cơn đau gấp đôi.
Tuy nhiên, thang điểm VAS có thể hơi khó hiểu và cần sự hướng dẫn cụ thể trong quá trình sử dụng để đảm bảo sự đánh giá là chính xác. Mặc dù có nhược điểm này, nhưng thang điểm đau VAS vẫn là một phương pháp rất chính xác để đo lường và phân tích mức độ đau.
2. Thang điểm VAS đánh giá đau là gì?
Đau là lý do phổ biến nhất khiến bệnh nhân tìm đến sự chăm sóc y tế. Mặc dù khả năng chịu đau của mỗi người khác nhau, nhưng đau luôn mang lại cảm giác khó chịu và có thể kèm theo những tổn thương khác trong cơ thể, ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần.
Để đánh giá và phân loại mức độ đau một cách hiệu quả, các thang đo như thang điểm VAS đánh giá đau (Visual Analog Scale) được sử dụng. Điều này giúp tối ưu hóa việc điều trị. Cụ thể:
- Đau cảm thụ: Do tổn thương ở cơ, da, nội tạng…
- Đau thần kinh: Do các vấn đề ở hệ thần kinh.
- Đau hỗn hợp: Kết hợp giữa đau cảm thụ và đau thần kinh.
- Đau do tâm lý: Do tâm lý không ổn định của người bệnh.
Theo thời gian, các cơn đau được chia thành các cấp độ khác nhau. Đau cấp tính là những cơn đau mới xuất hiện dưới 3 tháng và có cường độ mạnh. Đau mãn tính là những cơn đau kéo dài, tái phát nhiều lần.
Tất cả các thang đánh giá và phân loại đau này giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và trị liệu phù hợp. Để thang đo VAS đánh giá đau mang lại kết quả chính xác nhất, cần giải thích rõ ràng cho bệnh nhân cách sử dụng thang đo, đảm bảo họ hiểu và có khả năng đánh giá mức độ đau của chính mình, giúp bác sĩ nhận định đúng mức độ đau và đưa ra phác đồ điều trị giảm đau hiệu quả nhất.
Lợi ích khi sử dụng thang điểm VAS
Thang điểm VAS mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong việc đánh giá mức độ đau:
- Việc mô tả cơn đau có thể mang tính cảm tính và chủ quan liên quan đến mức độ chịu đựng đau của từng bệnh nhân. Thang điểm VAS giúp tiêu chuẩn hóa quá trình đánh giá, cung cấp một công cụ khách quan để cụ thể hoá mức độ đau chính xác nhất.
- Thang điểm đau VAS đặc biệt hữu ích cho những bệnh nhân sa sút trí tuệ, mất khả năng ngôn ngữ hoặc gặp khó khăn trong việc mô tả cơn đau. Họ có thể dễ dàng “chấm điểm” mức độ đau của mình, giúp bác sĩ đưa ra phương án điều trị hợp lý.
- Sau một thời gian dài, bệnh nhân có thể quên mất mức độ đau mà họ đã trải qua. VAS ghi lại mức độ đau bằng mm, cho phép đo lường chính xác và tái tạo lại cơn đau. Điều này giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp dựa trên dữ liệu đã được ghi nhận.
3. Cách tính điểm theo thang điểm VAS
Dưới đây cách tính điểm theo thang điểm VAS khi dụng thước đo VAS:
Thước đo: Thước dài 100cm và có 2 mặt.
- Mặt thứ nhất: Có hình mặt người. Đầu bên trái là hình người cười, biểu thị “không đau”, và đầu bên phải là hình người khóc, biểu thị “đau không chịu đựng nổi”.
- Mặt thứ hai: Gồm các chữ số từ 0 đến 10.
- Thanh trượt: Có thể di chuyển để chọn mức độ đau.
Các mức đau từ 0 đến 10 trên thanh trượt được mô tả như sau:
- 0: Không đau.
- 1: Đau rất nhẹ, hầu như không cảm nhận được, thỉnh thoảng thấy đau nhẹ.
- 2: Đau nhẹ, thỉnh thoảng có cơn đau nhói mạnh.
- 3: Đau làm người bệnh chú ý, mất tập trung nhưng vẫn có thể thích ứng.
- 4: Đau vừa phải, có thể quên đi cơn đau khi đang làm việc.
- 5: Đau nhiều hơn, không thể quên sau vài phút, nhưng vẫn có thể làm việc.
- 6: Đau vừa phải nhiều hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và khó tập trung.
- 7: Đau nặng, ảnh hưởng đến giác quan và giấc ngủ, hạn chế nhiều sinh hoạt hàng ngày.
- 8: Đau dữ dội, hạn chế nhiều hoạt động, cần phải nỗ lực rất nhiều để chống chịu.
- 9: Đau kinh khủng, không kiểm soát được tiếng kêu khóc, rên rỉ.
- 10: Đau không thể nói chuyện được, nằm liệt giường và có thể mê sảng.
4. Phân loại đau theo thang điểm VAS
Cách phân loại đau theo thang điểm VAS:
- 0: Không đau
- 1-3: Đau nhẹ
- 4-6: Đau vừa phải
- 7-8: Đau nặng
- 9-10: Đau không chịu nổi
Ưu điểm của VAS
- Dễ sử dụng và dễ hiểu cho cả bệnh nhân và cán bộ y tế.
- Có thể sử dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân, bao gồm cả trẻ em, người lớn tuổi hay người sa sút trí tuệ.
- Có thể sử dụng để theo dõi mức độ đau theo thời gian.
- Có thể sử dụng để so sánh mức độ đau giữa các bệnh nhân khác nhau.
Nhược điểm của VAS
- Bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý: Mức độ đau mà bệnh nhân báo cáo có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý như lo lắng và trầm cảm.
Ngoài thang điểm đau VAS, còn có một số thang điểm khác được sử dụng để đo lường mức độ đau, chẳng hạn như:
- Thang điểm đếm số: Bệnh nhân được yêu cầu đánh giá mức độ đau của họ từ 0 đến 10.
- Thang điểm mặt: Bệnh nhân được yêu cầu chọn một biểu tượng khuôn mặt phù hợp với mức độ đau của họ.
- Thang điểm hành vi: Bệnh nhân được đánh giá dựa trên các hành vi như nhăn mặt, rên rỉ và bồn chồn.
Việc lựa chọn thang điểm nào để đo lường mức độ đau phụ thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, khả năng giao tiếp và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.
Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho Quý bạn đọc một số thông tin cơ bản về thang điểm VAS. Mỗi cơn đau đều có những biểu hiện phức tạp cần được đánh giá chi tiết để có hướng điều trị hiệu quả. Hãy cùng bác sĩ thực hiện các bước đánh giá lâm sàng để có kết quả phân loại và kết luận chính xác, từ đó xây dựng phác đồ điều trị thích hợp, giúp cắt giảm cơn đau nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm: